Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Chú Ý Đảm Bảo Sức Khỏe

Khi một thai phụ được xác nhận có bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là người phụ nữ đó không bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai mà bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn đang mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, bài viết dưới đây Nhật Kí Của Mẹ sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này!

Tiểu đường thai kỳ và những biểu hiện cơ bản của bệnh
Tiểu đường thai kỳ và những biểu hiện cơ bản của bệnh

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ). Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì. hoặc tiền sử sinh con ≥ 4000g.

  • Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.

  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.

  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.

  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

>>Xem thêm: Cách Sống Khỏe Mỗi Ngày Bằng Các Thói Quen Lành Mạnh

Những vấn đề của tiểu đường thai kỳ

1. Ảnh hưởng đối với người mẹ

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non. Hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Một số các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như

  • Em bé quá lớn hông kiểm soát tốt bệnh tiểu đường trong máu của mẹ. Có thể khiến cho lượng đường trong máu của em bé cao. Các em bé được “cho ăn quá nhiều” và phát triển quá lớ. Người mẹ cần phải sinh mổ để đưa em bé ra ngoài.

  • Huyết áp cao (tiền sản giật): Khi người phụ nữ mang thai có huyết áp cao, có lượng protein trong nước tiểu cao. Hoặc thường xuyên bị phù nề ngón chân và ngón tay, họ có thể bị tiền sản giật.

  • Đường huyết thấp (chứng hạ đường huyết): Những người bị tiểu đường phải sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác. Để có thể tăng lượng đường trong máu khi nó hạ quá thấp. Hạ đường huyết có thể trở nên rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

2. Ảnh hưởng đối với thai nhi

Đối với những trường hợp mang thai khi bị tiểu đường, thai nhi. Từ đó có thể gặp phải những nguy cơ rủi ro sức khỏe như sau:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin. Làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.

  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% – 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.

  • Hội chứng nguy kịch hô hấp: Trước đây, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nó chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường.

  • Vàng da sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh. Xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.

>>Xem thêm: Những Bài Tập Tim Mạch Tốt Nhất Để Tăng Cường Sức Khỏe Trái Tim

Lời khuyên giành cho các mẹ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Duy trì sinh hoạt khoa học lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa căn bệnh tiểu đường thai kì
Duy trì sinh hoạt khoa học lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa căn bệnh tiểu đường thai kì

Ăn các thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn có một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng cũng giúp bạn học cách kiểm soát lượng đường trong máu trong thai kỳ.

Tập thể dục là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu. Nó giúp cân bằng lượng thức ăn. Để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn trước khi tập thể dục. Tập thể dục mỗi ngày 30 phút và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội hoặc chơi với trẻ em.

Việc mang thai sẽ làm cho cơ thể bạn cần năng lượng để chuyển đổi. Vì vậy lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đôi khi một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải sử dụng hóc môn tuyến tụy. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu sử dụng hóc môn tuyến tụy thì hãy dùng nó theo hướng dẫn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Kết luận

Thông thường, tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đôi khi thai phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ phải dùng hóc môn tuyến tụy để trị bệnh. Hãy tìm hiểu và duy trì chế độ sinh hoạt tiêu chuẩn để có một thai kỳ ổn định và an toàn cho cả mẹ và bé các mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *