Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mẹ Cần Lưu Ý

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lưu ý việc chọn nguyên liệu theo từng giai đoạn

Cháo là món ăn phổ biến nhất với các bé ở độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, để món cháo đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất, các mẹ cần phải lưu ý cách nấu hết sức chi tiết. Có 4 điều mẹ cần lưu ý trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm cùng tỷ lệ gạo – nước, cách chọn nguyên liệu, cách nấu và cách bảo quản nguyên liệu nấu cháo. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời mẹ cùng theo dõi ngay bài viết sau!

Lưu ý trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm
Lưu ý trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm cần chú ý tỷ lệ gạo – nước

Tỷ lệ gạo – nước sẽ tạo ra món cháo đặc hay loãng. Ở thời điểm bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với cháo loãng hoặc bột trước. Sau đó mẹ tăng dần độ đặc, lợn cợn của cháo. Đồng thời bổ sung thức ăn đi kèm để luyện chức năng nhai cho con. Như vậy vừa giúp kích thích men tiêu hóa được tiết ra nhiều hơn và thúc đẩy hoạt động của dạ dày.

Tỷ lệ gạo – nước là bước cơ bản để mẹ nấu cháo ăn dặm cho bé hợp lý nhất. Mẹ có thể tham khảo cách đong đếm lượng gạo và nước theo từng độ tuổi trẻ sau đây:

  • Bé 6-7 tháng tuổi: Tỷ lệ 1:12 (tương đương 20g gạo với 250ml nước). Hoặc tỷ lệ 1:10 (20g gạo với 200ml nước).

  • Bé 8-11 tháng tuổi: Tỷ lệ 1:8 (tương đương 30g gạo với 250ml nước). Hoặc tỷ lệ 1:6 (40g gạo với 250ml nước).

  • Khi đong gạo, mẹ có thể dùng bằng muỗng canh thì có thể quy 1 muỗng bằng 5g gạo.

  • Trường hợp, mẹ không nấu cháo cho bé hàng ngày. Thay vào đó, mẹ nấu sẵn cháo để trữ đông. Sau đó, mỗi ngày lấy ra một lượng nhất định để chế biến thì nên nấu theo tỷ lệ gạo – nước là 1:5.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lưu ý việc chọn nguyên liệu theo từng giai đoạn

Việc chọn nguyên liệu sẽ quyết định độ thơm ngon của món ăn. Đặc biệt hơn chính là việc đảm bảo được nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Cụ thể:

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 4 – 6 tháng

Nguyên liệu chủ yếu cho thực đơn ăn dặm của bé 4 – 6 tháng chủ yếu là thực vật. Bao gồm ngũ cốc, rau, củ, quả và sữa.

  • Mẹ nên chọn các loại rau có lá màu xanh thẫm. Và chỉ nên dùng lá, không nên dùng thân hay cọng. Các loại củ, quả mẹ có thể chọn như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…

  • Mẹ nên hạn chế chọn các loại rau, củ có thể gây dị ứng như lạc (đậu phộng), đậu nành, bắp (ngô). Nếu vẫn muốn dùng các nguyên liệu này thì mẹ nên theo dõi phản ứng dị ứng của bé bằng cách:

    • Chỉ nấu riêng lẻ từng loại nguyên liệu và theo dõi phản ứng của con trong 3 lần ăn.

    • Nếu bé xuất hiện những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, đỏ mắt, khó thở… thì nên loại bỏ ngay thực phẩm này khỏi danh sách nguyên liệu nấu cháo cho bé.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lưu ý việc chọn nguyên liệu theo từng giai đoạn
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lưu ý việc chọn nguyên liệu theo từng giai đoạn

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 7 – 12 tháng

Mẹ có thể chọn cho bé đa dạng các loại nguyên liệu hơn. Chẳng hạn như các nguyên liệu từ động vật như thịt, cá, trứng, tôm và các dưỡng chất như:

  • Chọn phần thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Lưu ý không nên cho bé ăn cá quá 3 lần/tuần. Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi là khoảng 15g/phần ăn.

  • Mẹ nên hạn chế chọn các loại hải sản có vỏ cứng như sò, hàu, trai… Bởi những loại thực phẩm này chưa thích hợp với bé trong giai đoạn này và làm tăng nguy cơ dị ứng.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm hấp thu tốt nhất

Việc nêm nếm gia vị vào cháo ăn dặm rất cần được chú ý. Bởi nếu mẹ nêm nếm gia vị từ quá sớm thì con sẽ bị lệ thuộc vào hương vị của các loại gia vị này. Từ đó, bé sẽ trở nên kén ăn hơn. Ngoài ra, nêm quá nhiều muối, đường sẽ khiến bé dưới 12 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng xấu đến thận. Ngược lại, duy trì chế độ ăn nhạt quá dài cũng tạo ra những hệ quả khó lường đến sức khỏe của bé.

Mẹ nên hạn chế dùng muối hay đường trong đồ ăn dặm của bé. Nếu muốn thức ăn bớt đơn điệu và thơm ngon hơn, mẹ nên dùng các loại nguyên liệu từ rau củ để có vị ngon tự nhiên. Ví dụ như như cà rốt, cua, tôm, củ cải…

Cách bảo quản nguyên liệu cháo ăn dặm

Trữ đông là cách hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo ăn dặm cho bé. Mẹ có thể tranh thủ cuối tuần để mua các loại nguyên liệu khác nhau. Sau đó, rửa sạch, trữ lạnh với thực phẩm sống và dùng trong 3 ngày. Hoặc có thể nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá.

Lượng cháo trữ đông nên dùng hết trong  vòng 1 tuần, tránh để lâu mất chất dinh dưỡng. Nếu mẹ nấu một lượng cháo nhiều để ăn 3 bữa trong ngày, thì trước mỗi bữa ăn, mẹ nên hâm lại cháo.

Kết luận

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không hề cầu kỳ nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những nguyên tắc nhất định. Nhờ đó, trẻ sẽ được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mẹ an tâm hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *