Dạy Con Chậm Nói, Bố Mẹ Cần Phải Làm Gì

Dạy con chậm nói mẹ cần kiên nhẫn và có phương pháp hiệu quả

Chậm nói là tình trạng phổ biến hiện nay, số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng gia tăng nhanh. Khiến các bậc làm cha làm mẹ có nhiều lo lắng bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì con vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Vậy bố mẹ cần phải làm gì, để dạy con chậm nói hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến con chậm nói

Chậm nói là tình trạng ngon ngữ của trẻ phát triển theo đúng quy trình những với tốc độ chaamh hơn.
Chậm nói là tình trạng ngôn ngữ của trẻ phát triển với tốc độ chậm hơn

Chậm nói hiểu đơn giản là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự. Nhưng với tốc độ chậm hơn. Chậm nói đôi khi chỉ mang tính thời điểm. Và có thể mất đi nhờ sự giúp đỡ của gia đình. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con, động viên con nói bằng cử chỉ hoặc âm thanh.

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. Chậm nói lại có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý nghiêm trọng hơn như gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề. Đôi khi chậm nói cũng là dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ

Bố mẹ cần phải làm gì

1. Giao tiếp với con nhiều hơn

Bố mẹ muốn cải thiện khả năng nói của của trẻ. Cách tốt nhất là hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ. Ngay cả khi trẻ không nói được. Với trẻ sơ sinh mới bắt đầu tập nói. Bố mẹ có thể sử dụng những âm thanh đơn giản dần dần trẻ sẽ bắt chước và nói lại.

Hãy luôn khen ngợi con khi con trả lời lại, còn nếu trẻ không nói được, hãy kiên nhẫn. Và lặp lại từ đó nhiều lần khuyến khích con tiếp tục phát âm. Khi trẻ đã lớn hơn chút, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ rằng từ từ một.

Khi nói, bạn có thể kết hợp sử dụng những động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay…Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.

2. Nói với con những gì bạn đang làm

Việc bố mẹ giải thích cho trẻ biết bố mẹ đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau. Lặp lại như vậy hàng ngày, để trẻ vừa quan sát và lắng nghe , giúp trẻ học hỏi được từ bố mẹ nhiều hơn nữa.

3. Khuyến khích trẻ tự mình giải quyết vấn đề

Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nói bình thường được, nhưng trẻ có thể giao tiếp qua thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bố mẹ hãy để trẻ tự làm. Đây là cách dạy con tưởng chừng đơn giản nhưng lại được các chuyên gia đánh giá cao.

Đôi khi, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do bệnh lý. Ví dụ như các vấn đề thính giác thì ba mẹ cũng không nên quá lo. Trước 5 tuổi, việc điều trị chậm nói cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất trẻ không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.

4. Không nói lại ngôn ngữ của trẻ

Dạy con chậm nói mẹ cần kiên nhẫn và có phương pháp hiệu quả
Dạy con chậm nói mẹ cần kiên nhẫn và có phương pháp hiệu quả

Khi trẻ mới bắt đầu tập nói, thường trẻ sẽ phát âm chưa chuẩn. Đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Do đó, bố mẹ không nên bắt chước cách nói này của trẻ trong quá trình dạy con. Điều này có thể hình thành thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng.

5. Tạo môi trường để con phát huy khả năng nói của mình

 

Để giúp trẻ nói chuyện, Tivi, điện thoại không thể giúp cho trẻ. Mà chỉ có những người bạn mới có thể giúp trẻ làm được điều đó. Vì vậy, thay vì ở nhà bạn nên tạo điều kiện để trẻ đi chơi với các bạn nhiều hơn như cho trẻ đi lớp.

Chơi chung cùng với những đứa trẻ trong xóm hoặc những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… Khi trẻ được tiếp xúc với bạn bè. Trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Bố mẹ nên tạo điều kiện để con đi chơi với các bạn nhiều hơn. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ tìm ra cách để giải quyết vấn đề chậm nói ở con trẻ. Chúc các con phát triển vượt bậc và toàn diện nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *