Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng không chỉ thiếu chỉ số phát triển về tầm vóc mà còn bị hạn chế về trí tuệ và sức đề kháng. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, các mẹ cần chú ý thiết lập thực đơn cho con một cách khoa học nhất. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho các mẹ về thực đơn cho bé suy dinh dưỡng. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!

Thiết lập chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ nhỏ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến sự phát triển chậm về thể chất lẫn trí tuệ cho với bạn bè đồng trang lứa. Biểu hiện là trẻ biếng ăn, người gầy còn và thấp hơn tuổi. Đồng thời khả năng tư duy, học hành của trẻ cũng kém hơn.
Vậy nên, để trẻ suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng, cha mẹ cần đảm bảo cho bé 2 yếu tố gồm: tăng năng lượng và chất dinh dưỡng. Về thực phẩm cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng cần có:
-
Trẻ ở độ tuổi ăn dặm ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Trẻ cần được bổ sung thêm bột ngũ cốc, rau củ, thịt, cá, trứng và dầu ăn…
-
4 nhóm thực phẩm chính cho bé suy dinh dưỡng luôn phải đảm bảo đầy đủ. Đó là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Nguyên tắc lên thực đơn cho bé suy dinh dưỡng
Một số nguyên tắc mẹ cần lưu ý như:
-
Nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, cứ mỗi 2 giờ sẽ cho ăn 1 lần.
-
Theo từng độ tuổi sẽ cho bé ăn từ loãng đến đặc phù hợp. Ban đầu là từ mức cháo 1:10 tăng dần đến cơm nát và cơm bình thường.
-
Lượng calo và protein cũng phải tăng dần trong khẩu phần ăn.
-
Tuyệt đối không ép trẻ ăn vì sẽ khiến trẻ biếng ăn càng sợ hãi hơn mỗi lần phải ăn. Một số trẻ biếng ăn do tâm lý, bố mẹ hay ép chuyện ăn uống. Thậm chí khi con đã nôn vẫn tiếp tục đút cho con ăn. Điều này thực sự không mang lại hiệu quả.
-
Hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của mình. Và cha mẹ cũng cần động viên, khen ngợi để bé vui vẻ và ăn ngon miệng hơn.
Gợi ý thực đơn cho bé suy dinh dưỡng, biếng ăn
Với từng độ tuổi sẽ có thực đơn riêng dành cho các bé suy dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:
Thực đơn cho bé dưới 6 tháng tuổi
Lúc này, trẻ còn bú mẹ thì hãy cho bé bú tăng cường cả vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý ăn uống đủ chất và có chế độ nghỉ ngơi thoải mái. Từ đó sẽ tiết ra nguồn sữa chất lượng cho con bú. Trường hợp mẹ không đủ sữa thì cần dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Ưu tiên hàng đầu cho các mẹ chính là sữa công thức giúp bé tăng cân, tăng chiều cao.
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng từ 6 – 12 tháng tuổi
Mẹ hãy cho trẻ uống sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm, uống 500ml/ngày. Đồng thời cho trẻ ăn bột hoặc cháo xay có chứa thịt, rau củ từ 3 – 4 bữa/ngày, Nếu mỗi bữa trẻ chỉ ăn được ít thì có thể tăng số bữa lên. Mẹ có thể dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn. Cách làm như sau: dùng 10g giá đậu xanh giã lấu nước nấu bột cho bé.
Thực đơn cho trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi suy dinh dưỡng
Với trẻ ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé ăn 5 bữa/ngày, cụ thể như sau:
-
Bữa sáng: 150 – 200ml sữa năng lượng cao
-
Bữa phụ buổi sáng: Cháo thịt + rau khoảng 200ml. Mẹ nên dùng các nguyên liệu để nấu cháo như:
-
Gạo tẻ: 1 nắm tay (tương đương khoảng 30g)
-
Thịt nạc: 50g (hoặc thay bằng cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
-
Dầu ăn dành riêng cho trẻ: 10ml (2 thìa cà phê)
-
Rau xanh: 20g
-
Bữa trưa: 200ml sữa
-
Bữa xế: 1 miếng đu đủ hoặc 1 quả chuối tiêu
-
Bữa chiều: Cháo thịt (tôm, cá, trứng), rau, dầu ăn
-
Nếu bé chưa cai sữa mẹ thì nên tiếp tục cho trẻ bú xen kẽ các cữ ăn của trẻ.
Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng từ 25 – 36 tháng tuổi
Với các bé ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé ăn 4 bữa/ngày như sau:
-
Bữa sáng: 200ml sữa năng lượng cao
-
Bữa trưa: Cơm nát kèm thức ăn như: thịt (cá, trứng, tôm…) và canh rau.
-
Cơm: 2 bát nhỏ (tương đương khoảng 70g gạo)
-
Thịt: 50g (hoặc 1 quả trứng gà)
-
Rau: 100g
-
Dầu ăn (mỡ): 5g
-
-
Bữa xế: Cháo khoảng 200ml gồm thịt, rau củ và dầu ăn.
-
Gạo: 1 nắm tay
-
Thịt nạc: 50g (hoặc tôm, cá, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
-
Dầu ăn: 10ml
-
Rau củ quả: 20g
-
-
Bữa chiều: Cơm nát kèm trứng (thịt, cá, tôm…) và canh rau
-
Bữa tối: 200ml hỗn hợp bột dinh dưỡn. Hoặc 1 bát súp nhỏ gồm khoai tây thịt, rau, dầu (mỡ). Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín theo khả năng của trẻ.
Trên đây là thực đơn cho bé suy dinh dưỡng để mẹ tham khảo. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mức độ suy dinh dưỡng nặng nhẹ của trẻ mà cha mẹ cần đưa con đi khám và nhận tư vấn từ chuyên gia kịp thời. Vì vậy, các mẹ cần hết sức chú ý nhé!