Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất mệt mỏi khó chịu bởi những biểu hiện đi kèm như: chảy nước dãi, lợi sung đau…khiến bé không muốn ăn, thậm chí bỏ bữa, quấy khóc. Để giúp bé vượt qua giai đoạn này, thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý rất quan trọng để bé có thể ăn uống dễ dàng nhất. Vậy mẹ nấu gì cho bé khi mọc răng giúp bé ăn ngon miệng hơn, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Các thời kỳ trẻ mọc răng qua từng năm tháng

Bình thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng cửa ở dưới, sau đó đến hai chiếc răng bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng khi bé được 24 đến 30 tháng tuổi.
>>Xem Thêm: Gợi Ý Mẹ 3 Cách Nấu Súp Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
Thời kỳ trẻ mọc được 2 răng (4 đến 8 tháng)
Những chiếc răng đầu tiên thường mang lại cảm giác đau đớn, khó chịu nhất. Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm, có khi bị loét. Khi nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên. Trẻ thường cho ngón tay hay đồ chơi bất kỳ vào miệng để cắn. Trẻ mệt mỏi, cùng những cơn đau nhức do mọc răng, là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn trong giai đoạn này.
Thời kỳ trẻ mọc được 4 răng (8 đến 10 tháng)
Trong thời kỳ này, hàm trên của trẻ sẽ có thể mọc thêm hai hoặc nhiều răng hơn. Trẻ sẽ hay khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng mẹ. Một số trẻ chảy nhiều nước miếng và có xu hướng muốn gặm hay cắn vì tức lợi. Một số trẻ còn sốt nhẹ, đôi khi kèm theo đi ngoài phân lỏng. Đặc biệt mẹ cần chú trọng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ ở giai đoạn này cao hơn hẳn so với giai đoạn trước. Chính vì vậy trẻ chán ăn trong giai đoạn này sẽ gây nhiều khó khăn lo lắng cho mẹ.
Thời kỳ trẻ đã mọc 6 đến 8 răng (11 đến 13 tháng)
Trong khoảng thời gian từ 11- 13 tháng, các răng hàm trên sẽ mọc nhanh chóng. Các răng ở hàm dưới thường sẽ mọc khi trẻ được 10 đến 16 tháng. Lúc này, mức độ các cơn đau và ngứa lợi sẽ giảm dần. Đồng thời, các biểu hiện trẻ biếng ăn vì mọc răng sẽ không còn nghiêm trọng như các thời kỳ trước. Mẹ chỉ cần điều chỉnh linh hoạt chế độ ăn uống nhằm kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Thời kỳ trẻ đã mọc từ 8 đến 12 răng ( 24 đến 30 tháng)
Trong giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu từ việc mọc răng chỉ còn gây ra rào cản thâm lý chán ăn nhẹ cho trẻ. Mẹ hãy tận dụng lúc trẻ rất hào hứng với việc ăn bằng thìa để đối phó với tình trạng biếng ăn. Mẹ để bé lựa chọn bộ thìa, dĩa cho mỗi bữa ăn, cố gắng trình bày các món ăn trong thật màu sắc và hấp dẫn.
Mẹ nấu gì cho bé khi mọc răng giúp bé ăn ngon miệng hơn
Thực phẩm xay nhuyễn
Thực phẩm xay nhuyễn là loại thực phẩm mềm hoặc xốp, đồ ăn này giúp trẻ ăn được mà không cần phải nhai. Ngay cả với những bé không đang quá trình mọc răng cũng có thể ăn được. Bố mẹ có thể nghiền trái cây và rau củ quả bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ.
Mẹ có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh.
Bánh ăn dặm
Loại bánh này có bán trong những cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho trẻ. Bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa ít đường và không có chất bảo quản. Nên mẹ yên tâm khi cho bé sử dụng loại bánh này trong thời gian bé mọc răng.
Các loại rau nấu chín mềm

Trong thời kì mọc răng mẹ nên cho bé ăn các loại rau đã chín mềm, rau khi đã chín mềm sẽ giúp bé dễ nhai và không làm bé khó chịu khi ăn. Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm để các bé cầm ăn. Cách này giúp bé hấp thu được các chất xơ và các vitamin cần thiết trong quá trình mọc răng. Bố mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ăn rau ngay từ khi trẻ mới bắt ăn dặm. Nếu bé lớn hơn thì mẹ nên hỏi bé xem bé thích ăn loại rau gì, chiều theo ý thích của trẻ sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn.
>>Xem Thêm: Cháo Yến Mạch Cho Bé Tập Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng
Đồ uống mát
Đồ uống mát có thể làm dịu bé khi đang trong quá trình mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường lựa chọn cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
Các mẹ cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé đang mọc răng. Để cũng cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Việc này góp phần làm bé đỡ quấy khóc hơn khi bị đau.
Với những thông tin trên đã giúp mẹ biết nấu gì cho bé khi mọc răng, cũng như chế độ ăn uống cho bé. Hy vọng rằng qua bài viết trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc cho bé. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe.