Những Bài Học Mẹ Có Thể Áp Dụng Khi Dạy Con Về Tài Chính Hiệu Quả

Dạy con về tài chính từ nhỏ giúp trẻ phát triển và chủ động hơn

Hướng dẫn con quản lý tiền bạc là cách giáo dục thông minh mà cha mẹ nên triển khai sớm. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị đồng tiền cũng như có ý thức tiết kiệm, tránh chi tiêu hoang phí về sau. Để có thể giúp con có nhiều bài học thực tế dạy con về tài chính và những phương pháp sử dụng tài chính hay cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Mời các mẹ cùng đọc qua bài chia sẻ dưới đây!

Bài học dạy con về tài chính hay và ý nghĩa cho con
Bài học dạy con về tài chính hay và ý nghĩa cho con

>>Xem thêm: Cha Mẹ Nhật Nuôi Dạy Con Như Thế Nào?

Vì sao mẹ cần dạy con về tài chính ngay từ khi còn nhỏ

Theo một nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh), thói quen tài chính của đứa trẻ bắt đầu hình thành khi 7 tuổi. Và đó là lời nhắc nhở cho cha mẹ hãy xây dựng, vun đắp cho con sự thông minh về tiền bạc ngay từ thời điểm này.

Phần lớn các bậc phụ huynh có thói quen cho con tiền tiêu vặt một cách tùy ý theo mong muốn của trẻ. Đây được xem là thói quen không tốt và cha mẹ nên từ bỏ. Nếu bạn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu về tiền bạc của trẻ sẽ khiến trẻ có thói quen ỉ lại, phụ thuộc và không hiểu được giá trị đồng tiền mà cha mẹ vất vả kiếm được.

Để giáo dục tốt kỹ năng quản lý tài chính cho con, cha mẹ nên dạy trẻ cách tự “kiếm tiền” một cách chân chính. Các bậc phụ huynh nên đề cao và có cách giáo dục sớm về tiền bạc giúp trẻ định hình đúng vai trò. Hiểu được giá trị mà đồng tiền mang lại và nhất là biết quản lý tài chính ngay từ khi được dùng tiền để chi tiêu.

Những bài học mẹ có thể dạy con về tài chính

1. Dạy trẻ cách tiết kiệm và phân loại tiết kiệm

Tiết kiệm là một trong những yếu tố giúp cho việc quản lý tài chính trở nên hữu hiệu và dễ dàng. Thực tế, nhiều phụ huynh đã chú trọng cách giáo dục này nhưng chưa thực hiện kiên trì.

Để trẻ hiểu và có ý thức tiết kiệm rõ ràng, theo bà Neale S.Godfrey, Giám đốc điều hành ngân hàng dành cho trẻ em cho biết. Cha mẹ nên tiến hành giúp con lập ngân sách và phân loại một cách hợp lý. Mẹ nên giới thiệu trẻ mô hình “4 chiếc lọ” và mỗi chiếc sẽ được dán nhãn và mang ý nghĩa nhất định:

  • “Save” – Để dành: Khoản tiền tiết kiệm cho một mục đích cụ thể (30%).

  • “Invest” – Đầu tư: Khoản tiền để mẹ dạy bé cách đầu tư vào một mục đích nào đó (30%).

  • “Donate” – Cho đi: Khoản tiền dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình (10%).

  • “Spend” – Tiêu: Khoản tiền được tiêu tùy ý bé (30%).

Mẹ đừng quên nói cho trẻ hiểu về thứ tự ưu tiên của các phần cũng như việc tiền ở phần này sẽ không được dùng cho phần kia và ngược lại.

2. Cho con tiền tiêu vặt có điều kiện

Dạy con về tài chính từ nhỏ giúp trẻ phát triển và chủ động hơn
Dạy con về tài chính từ nhỏ giúp trẻ phát triển và chủ động hơn

Tiền tiêu vặt của con nên được xem như là một món tiền thưởng, đi kèm với điều kiện là con phải hoàn thành các công việc nhà nho nhỏ như gấp quần áo, dọn chén trước bữa ăn, xếp gọn gàng chăn gối sau khi ngủ dậy. Điều này giúp con ý thức được rằng con người phải bỏ thời gian, công sức làm việc mới kiếm ra tiền.

Dẫu có điều kiện để đáp ứng, cha mẹ vẫn không nên nhất nhất chiều theo mọi yêu cầu của con. Cha mẹ cần sáng suốt cân nhắc xem món đồ nào là phù hợp với nhu cầu sử dụng của con, thay vì vô tình tập cho con thói đua đòi.

>>Xem thêm: Bí Quyết Dạy Con Sớm Trưởng Thành Mẹ Nên Biết

3. Điều chỉnh những quyết định mua sắm bồng bột

Trẻ con luôn thích món này, món kia một cách dễ dàng, đặc biệt là đồ chơi. Khi đi mua sắm, con sẽ vòi vĩnh hoặc nài nỉ cha mẹ mua những món mình thích. Lúc này, cha mẹ  không nên đồng ý ngay mà hãy đặt hạn mức chi tiêu, thảo luận với con về việc mua nó bằng tiền tiết kiệm của mình.

Cha mẹ có thể hỗ trợ con quyết định bằng cách phân tích ưu/khuyết điểm của từng món đồ để con chọn được món đồ thật sự hữu ích trong giới hạn ngân sách cho phép. Đây là cách hình thành cho con suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định chi tiền mua sắm.

Đồng thời, cho con thêm thời gian suy nghĩ có nên mua hay không, ở nhà có món đồ nào tương tự không. Sau một đêm ngủ dậy, cảm xúc của con với món đồ sẽ vơi bớt nhiều và con sẽ đưa ra một quyết định chính xác hơn. Điều này sẽ rèn cho con cách tiêu tiền cẩn thận, kiểm soát chi tiêu ngay từ nhỏ.

Kết luận

Dạy con quản lý tài chính chưa bao giờ là quá sớm, ngay cả khi không phải là chuyên gia, bạn vẫn có thể cho con một nền tảng tài chính cơ bản. Điều này có thể mang đến một khởi đầu tài chính tốt cho trẻ trong tương lai!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *