Dạy con theo một phương pháp nhẹ nhàng và tôn trọng con hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng. Trên thực tế, không có một công thức, một khuôn mẫu nào có thể áp dụng chung cho mọi đứa trẻ, bởi mỗi trẻ mang một cá tính, một đặc điểm, nhu cầu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các mẹ có thể hiểu và áp dụng một số tuyệt chiêu để dạy con không phải cuộc chiến và cho con nhiều niềm vui!

Một vài tình huống gây khó khăn khi mẹ dạy trẻ
Trẻ mè nheo, không chịu nghe lời
>>Xem thêm: Lời Khuyên Hữu Ích Dành Cho Mẹ Khi Dạy Con Gái
Tại gia đình, trường hợp này thường hay xảy ra hơn vì trẻ biết bố mẹ luôn thương yêu và chắc chắn sẽ chiều theo ý mình. Cách tốt nhất để bố mẹ có thể khắc phục tính bướng bỉnh ở trẻ là hãy làm lơ trẻ, coi như không thấy trẻ khóc.
Mẹ nên hiểu rằng, nếu trẻ khóc mà cha mẹ quan tâm ngay lập tức, làm theo ý trẻ để trẻ ngưng khóc thì trẻ sẽ biết điểm yếu của cha mẹ và tiếp tục làm theo.
Trẻ nhất quyết nói không trong mọi tình huống
Đây được xem là một biểu hiện rõ ràng nhất của các trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Dù là hoạt động vui chơi hay học tập trẻ đều nhất quyết nói ”không” với mẹ. ”Con không muốn đóng kịch”, ”Con không muốn rửa tay”, ”Con không muốn chơi ở góc này”, ”Con không thích hát”,… đủ kiểu, đủ dạng, đủ mọi hình thức để trẻ từ chối làm theo những việc cô giáo bảo.
Tuyệt chiêu dạy con không phải cuộc chiến mẹ nên áp dụng
Với kinh nghiệm đã từng nuôi con của mình, các bà mẹ đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm nuôi con đảm bảo không trong sách vở hay khóa học nào chỉ dạy, nhưng lại mang đến kết quả không ngờ.
1. Đánh lạc hướng con bằng cách hỏi về màu sắc của quần áo
Yêu cầu con ngừng khóc là điều rất khó nếu như trẻ đang trong trạng thái bùng nổ cảm xúc. Thế nên, nếu con đang ở trong một cuộc “hỗn chiến” thì bố mẹ hãy đánh lạc hướng con bằng cách hỏi quần áo hay giày, mũ… của con màu gì.
Có thể trẻ sẽ không trả lời câu hỏi này của bố mẹ, nhưng trẻ sẽ chuyển sự tập trung của mình vào những đồ vật mà bố mẹ đang hỏi. Vậy là xong. Những giọt nước mắt sẽ biến mất.
2. Luôn nói lời cảm ơn/xin lỗi với con
Xin đừng bỏ qua cơ hội nếu con muốn giúp đỡ bố mẹ. Và đừng quên cảm ơn con vì sự giúp đỡ đó, mặc dù đôi khi sau đấy bạn phải bận rộn dọn dẹp hơn. Bố mẹ hãy dạy con nói lời cảm ơn và xin lỗi người khác bằng chính cách bạn đang đối xử với con. Kiểu hành vi này giúp bố mẹ giữ được mối quan hệ thân thiết gần gũi với con, kể cả khi con đã lớn.
3.Tập trung hỏi vào thứ mà bố mẹ muốn con chọn
Thay vì hỏi “Tối nay con có muốn ăn bánh mì kẹp không?”, thì bố mẹ hãy hỏi “Tối nay con muốn ăn bánh mì kẹp với cái gì?”. Như vậy trẻ sẽ dễ dàng trả lời hơn, đồng thời cũng tập trung suy nghĩ về thứ mà bố mẹ chọn hơn là thứ mà mình muốn.
Trẻ em thường rất thích lựa chọn và kiểm soát mọi thứ. Và nếu bố mẹ để con tự lựa chọn quần áo khi đi chơi thì chắc hẳn sẽ có tình huống dở khóc dở cười xảy ra, bởi sự kết hợp độc nhất vô nhị.
Vì vậy, nếu không muốn con ăn vạ vì mất quyền kiểm soát và bố mẹ cũng phải rơi vào trạng thái căng thẳng thì hãy cho con sự lựa chọn trong sự chọn lọc của bố mẹ.

4. Lập danh sách khi đi mua sắm cùng con
>>Xem thêm: Sự Phát Triển Của Trẻ Từ 3 Đến 6 Tuổi Ở Từng Giai Đoạn
Trẻ con thì luôn đòi hỏi mua cái này, mua cái kia, đặc biệt là khi đi mua sắm cùng bố mẹ. Do vậy, việc bố mẹ cần làm khi cho con đi siêu thị cùng là hãy lập một danh sách những thứ cần mua.
Khi con đòi mua thứ gì đó, bố mẹ đừng trả lời “Không”, mà hãy mở danh sách ra kiểm tra rồi nói “Robot không có trong danh sách mua sắm ngày hôm nay rồi” để tránh một cuộc ăn vạ xảy ra.
5. Dạy con không phải cuộc chiến khi mẹ nhờ con
Giống như bốn mục trước, con nít thích được khoe tài năng và đặc biệt thích việc dạy những đứa nhỏ hơn những kỹ năng mà chúng vừa học được. Ví dụ, câu “Con có thể dạy cho em con cách mặc áo khoác được không? Em con chưa biết cách làm việc này” sẽ có hiệu quả hơn là việc bạn đưa ra một yêu cầu lặp lại rằng “Hãy chuẩn bị và đi ra khỏi cửa ngay!”. Nếu cách này không có ích, hãy bỏ nó đi và tìm cách khác mẹ nhé!
Trên đây là 5 cách tôi thích nhất để khuyến khích con tôi hợp tác mà không cần trừng phạt, đe dọa hay mua chuộc. Dạy trẻ và nuôi dưỡng con không phải cuộc chiến, mẹ hãy tìm hiểu và áp dụng các cách để giúp con có được những khoảng thời gian vui vẻ và phát triển nhất!