Mang thai và sinh con là giai đoạn thay đổi đột biến về tinh thần và cuộc sống của người mẹ, khiến người phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề về cảm xúc và tâm thần bất thường. Rối loạn tâm lí sau sinh đang là mối nguy hại lớn với mỗi gia đình, mỗi mẹ bầu cần được phát hiện, can thiệp sớm. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và có các biện phòng tránh hiệu quả cho mẹ bầu, mời các mẹ cùng đọc qua bài chia sẻ sau!

>>Xem thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Làm Đẹp Sau Sinh Mổ, Mẹ Bỉm Nên Tham Khảo
Nguyên nhân của rối loạn tâm lí sau sinh
Hiện tại chưa có một bằng chứng nào xác định chắc chắn tại sao một số phụ nữ lại bị mắc bệnh rối loạn sau sinh và những phụ nữ khác lại không bị. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trầm cảm sau sinh được xem xét.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tâm lí sau sinh như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh. Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo là sự thiếu ngủ sau sinh. Hoặc sự thay đổi trách nhiệm và vai trò của bản thân sau sinh.
Những vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ, sự thiếu quan tâm của gia đình. Hay việc từ bệnh viện về nhà cũng có thể làm tăng cảm giác không an toàn đối với một người mới sinh.
Hơn nữa, những sản phụ tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệtsẽ có nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn sau sinh.
Diễn biến tâm sinh lý hội chứng rối loạn tâm lí sau sinh
Hội chứng này đôi khi còn được gọi là loạn thần sản khoa (puerperal psychosis) hoặc là trầm cảm loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychotic depression), rối loạn tâm thần sau sinh thường gặp 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ.
Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng. Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người, đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.
Rối loạn tâm thần sớm sau sinh
Sau khi sinh, người phụ nữ có thể có một số rối loạn tâm thần xuất hiện sớm gồm bệnh lý trầm cảm không điển hình và và trầm cảm điển hình.
Trầm cảm không điển hình: Thường xảy ra vào ngày thứ ba sau khi sinh, người mẹ đang từ trạng thái vui vẻ, phấn khởi sau sinh sẽ chuyển sang tâm trạng lo buồn, sợ hãi khả năng nuôi con của mình, lo lắng cho sự hoàn thiện và an toàn của đứa con.
Trầm cảm điển hình: Người mẹ sau khi sinh đẻ mắc trầm cảm điển hình có những biểu hiện lâm sàng như: cảm xúc dễ thay đổi, dễ nổi cáu giận, có dấu hiệu suy nhược, có cơn chảy nước mắt; luôn luôn có cảm giác bất lực, quá lo lắng về việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái
Rối loạn tâm lí muộn sau sinh
>>Xem thêm: Quà Tặng Mẹ
Các rối loạn tâm thần xuất hiện muộn sau khi người mẹ sinh đẻ thường nặng, có những biểu hiện cấp tính, mang tính chất bệnh lý rõ ràng và có liên quan đến số lần sinh đẻ. Một số biểu hiện như:
Hưng cảm điển hình sau sinh: Trạng thái hưng cảm điển hình sau sinh khởi đầu ồ ạt, xảy ra sớm trong vòng 2 tuần sau khi người mẹ sinh con. Người mẹ có thể bị kích động mất định hướng nặng, xuất hiện ý tưởng hoang tưởng hoặc có xung đột thỏa dục.
Cơn trầm cảm nặng sau sinh: Một số trường hợp người mẹ có cơn trầm cảm nặng sau sinh với cơn khởi đầu cấp diễn, xảy ra sau khi sinh 2 tuần hoặc trong khoảng 3 tháng đầu sau đẻ. Cơn trầm cảm nặng thường kèm theo trạng thái lo âu, bối rối, lú lẫn, khí sắc dao động.

Lời khuyên của bác sĩ phòng tránh và rối loạn tâm lí sau sinh
Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên thực hiện một số bài tập thở sâu khi bạn nhận thấy sự lo lắng của mình đang gia tăng. Các hoạt động như yoga và thiền đã được chứng minh là giúp giảm lo âu tự nhiên bằng cách tập trung vào việc tự làm dịu.
Mẹ có thể hòa mình với các hoạt động như viết nhật ký, nghe nhạc, chơi với thú cưng. Theo đuổi sở thích sáng tạo, trò chuyện với bạn bè và cầu nguyện để đầu óc bạn không còn vướng bận mọi thứ.
Sự thoải mái và vui vẻm, tự tin, tiếng cười làm giảm mức độ hormone căng thẳng trong khi tăng mức độ endorphin trong cơ thể mẹ. Hãy lạc quan và đón nhận sự giúp đỡ, bên cạnh của những người thân. Hãy thật sự coi mang thai và sinh con là một trải nghiệm thú vị thay vì quay cuồng với áp lực vô hình.
Nếu người mẹ có rối loạn tâm thần xuất hiện sớm sau khi sinh hoặc xảy ra muộn sau khi sinh một cách đột ngột, cần phải được phát hiện, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng và hãy giữ vững tinh thần, tâm lý và sức khỏe để làm tốt thiên chức làm mẹ thiêng liêng và ấm áp mẹ nhé!