Trong quá trình nuôi dạy con cái, đôi khi cha mẹ không làm rõ được khái niệm kỉ luật và ép buộc. Điều này đôi khi dẫn tới sự tránh chấp, khó chịu giữa các thành viên trong gia đình. Ở chuyên mục này, Nhật Ký Của Mẹ sẽ gửi tới các cha mẹ những chia sẻ liên quan đến hai khái niệm này. Hi vọng những thông tin sau sẽ giúp ích cho ca mẹ trong quá trình chăm con khôn lớn.
Sự nhầm lẫn giữa kỉ luật và ép buộc ở cha mẹ khi nuôi dạy con cái
Dưới một góc độ nào đó, đôi lúc cha mẹ cũng sẽ khó phân biệt được đâu là “kỷ luật” và đâu là “ép buộc”. Trong hành trình nuôi dạy con cái, bố mẹ chỉ nghĩ đơn giản rằng, mình cần phải làm như vậy để kỷ luật con cái. Giúp con đi theo con đường đúng đắn, ngoan ngoãn hơn. Nhưng thực chất, điều đó lại là hành động mang tính cưỡng ép con.

Chẳng hạn như trong việc học của con, theo cha mẹ, việc duy trì thói quen học đúng giờ là một phần của tính kỷ luật. Nhưng không ít đứa trẻ lại cho rằng, cha mẹ đang ép buộc chúng phải học tập. Chúng luôn muốn học tập theo cách riêng và làm những gì chúng muốn. Và điều này với chúng là điều không muốn, là bị éo buộc. Hay nói một cách bao quát hơn, các tiêu chuẩn về kỷ luật và ép buộc khác nhau ở từng đối tượng.
Biểu hiện sự khác nhau giữa “kỷ luật” và “ép buộc” mà cha mẹ nên biết
Khái niệm kỷ luật và ép buộc được định nghĩa như sau:
-
Kỷ luật: Là hành động bố mẹ quan tâm tới tình trạng của con cái hiện tại và đưa ra những quy tắc thiết thực. Sau đó, cha mẹ cần giải thích cho chúng hiểu tại sao cần phải kỷ luật bản thân. Như vậy, cha mẹ mới đạt được điều mình muốn với con cái.
-
Ép buộc: Là hành động biểu thị bố mẹ không quan tâm tới cảm xúc của con cái. Bố mẹ lúc này chỉ quan tâm tới những gì bản thân muốn và ép buộc con cái phải nghe theo những gì mình muốn bằng mọi giá.
Để hiểu hơn về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ về cách con làm bài tập.
Kỷ luật giúp con tạo nên tự giác và trách nghiệm
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ thường chỉ dạy con cái nên làm việc gì, nên tránh cái gì, điều gì tốt điều gì xấu. Đối với một đứa trẻ, nhiệm vụ quan trọng nhất mà bố mẹ cho rằng con nên làm đó là bài tập về nhà. Bố mẹ cần chỉ ra cho con những lý do tại sao việc học quan trọng. Hướng dẫn và đồng hành, chia sẻ cũng con những về đề học tập. Trẻ sau khi nghe bố mẹ nói xong sẽ hiểu và nhận ra điều mà chúng cần phải làm.

Cha mẹ sẽ thảo luận và thống nhất với trẻ những quy tắc nhất định. Như khung giờ học là bao giờ, cần học trong bao lâu hay làm xong hết bài tập mới được chơi. Quá trình này có sự thỏa thuận và chấp nhận từ đôi bên nên được hiểu là kỷ luật. Trạng thái ham thích việc học được tạo ra một cách tự nhiên. Với những động lực nhất định sẽ giúp tiêu tán cảm giác tiêu cực ở trẻ.
Quá trình tự kỷ luật này không chỉ áp dụng riêng trong học tập, cha mẹ có thể áp dụng ở mọi mặt trong cuộc sống của con. Nhìn chung, thì đây là một thói quen tốt cha mẹ nên áp dụng cho con. Và tất cả con cái đều cần được hình thành thói quen này ngay từ nhỏ.
Ép buộc không phải là cách nuôi dạy con cái hiệu quả
Là khi người lớn ra lệnh: “Con bài tập ngay cho bố/mẹ!”. Câu nói này hoàn toàn là một sự ép buộc và con sẽ không có hứng thú với việc họ. Nếu những câu nói này lặp lại hằng ngày, con sẽ quen dần và không muốn nghe lời nữa.
Trong trường hợp này, một số bố mẹ sẽ muốn dùng roi vọt. Nhưng điều này chỉ khiến chúng tồi tệ hơn. Việc ép buộc con cái làm bài tập về nhà sẽ khiến con chán nản hơn. Bố mẹ ngày càng thất vọng, bực tức hơn mà thôi!
Tổng kết
Nhìn chung, kỷ luật là nền tảng rèn luyện trẻ theo nề nếp để hướng tới những điều tốt đẹp. Nếu trẻ hiểu được vấn đề sẽ nghe lời còn không sẽ là sự phản kháng. Còn ép buộc tuy là một cách giáo dục cũng hướng tới những điều tốt đẹp. Nhưng chúng chỉ đúng trên mỗi phương diện của bố mẹ. Còn với trẻ đó là sự ép buộc, sự gò bó không công bằng. Mục đích dù là giống nhau nhưng quá trình đạt được lại khác nhau. Bởi vậy, đôi khi chúng lại phản tác dụng.
Vì vậy, người làm cha, làm mẹ cần hiểu con hơn. Biết cách khéo léo đưa ra kỉ luật trong cuộc sống của con. Từ đó cân bằng mối quan hệ trong gia đình để gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Để biết thêm nhiều bí quyết nuôi dạy con hoặc cần tâm sự, chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới để Nhật Kí Của Mẹ giúp đỡ bạn nhé!