Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ. Có thể cơ thể của con đang xuất hiện các vấn đề đường tường hóa hay đơn giản chỉ do chế độ dinh dưỡng từ mẹ chưa đảm bảo và phù hợp nhất. Đặc biệt với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, món cháo dinh dưỡng là thực đơn chính cho bé mẹ cần đặc biệt chú ý và xây dựng. Bài viết dưới đây Nhật Kí Của Mẹ xin gửi đến các mẹ thực đơn cháo cho bé chậm tăng cân thèm ăn!

Trẻ chậm tăng cân do đâu?
>>Xem thêm: Chuyên Gia Mách Mẹ Bổ Sung Vitamin D Cho Bé Đúng Cách
Nếu bé ăn nhiều nhưng không tăng cân và có các triệu chứng, thì mới có thể kết luận là do kém hấp thụ. Hiện tượng kém hấp thu xảy ra khi quá trình thức ăn đi vào ruột không được hấp thụ vào người và phải đi thẳng ra bằng đường hậu môn. Do đó các triệu chứng sẽ bao gồm:
-
Tiêu chảy: trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày
-
Trẻ đi ngoài phân sống
-
Vùng hậu môn bị đỏ, sưng nhẹ hoặc lở loét
-
Trẻ có các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiêu hóa
Táo bón cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Trẻ táo bón 3-5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Điều này cũng góp phần khiến bé không tăng cân được, suy nhược cơ thể và giảm sức đề kháng.
Thực đơn cháo cho bé chậm tăng cân thơm ngon bổ dưỡng
Việc đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho các bé là rất cần thiết, một số món cháo dinh dưỡng như cháo tôm súp lơ, cháo ếch, cháo gan… giúp tăng cường chất cho các bé tăng cân nhanh. Các mẹ có thể tham khảo một vài thực đơn bên dưới:
Cháo cho bé chậm tăng cân với tôm và bí đỏ
Tôm rất giàu canxi, vitamin và chất đạm giúp xương chắc khỏe, bên cạnh đó kẽm có trong tôm còn giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Trẻ từ 6-12 tháng có thể bổ sung 16-18g tôm (chỉ tính phần thịt) mỗi ngày. Và chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, 1 tuần có thể cho bé ăn từ 3 – 4 bữa.
Để thực hiện món cháo tôm thơm ngon bổ dưỡng cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 200g tôm tươi, 200g bí đỏ, 1 nắm gạo nếp. Hành, rau thơm tùy khẩu vị của bé
Cách nấu các món ăn đơn giản như sau:
-
Bước 1: Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Đem phần bí đã sơ chế đi hấp chín rồi rây bỏ phần bã lợn cợt.
-
Bước 2: Tôm bóc vỏ, rút bỏ chỉ đen, cho vào máy xay nhuyễn, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn. Với trẻ mới tập ăn dặm mẹ có thể rây lọc tôm thêm lần nữa để đảm bảo cháo được mịn, bé dễ ăn hơn.
-
Bước 3: Gạo nếp cho vào nồi nấu chín nhừ. Khi cháo chín tiếp tục cho bí và tôm vào khuấy đều thêm vài phút nữa rồi múc ra bát cho bé sử dụng.
Lưu ý khi nấu cháo tôm mẹ hãy bổ sung thêm các loại rau củ để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu.
Cháo lươn khoai môn
Thịt lươn vô cùng giàu dinh dưỡng, vừa bổ vừa mát, được đánh giá là 1 trong những thực phẩm “phù hợp nhất” với những bé biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Khoai môn rất giàu vitamin, khoáng chất như magie, sắt, kẽm bổ dưỡng cho bé yêu.
Nguyên liệu để làm cháo lươn nấu khoai môn cho bé ăn dặm bao gồm: Thịt lươn, 200g khoai môn, 100g đậu xanh, 1 nắm gạo nếp, gia vị, hành lá, rau thơm. Cách nấu các món cháo lươn đơn giản như sau:
-
Bước 1: Mổ lươn, rửa sạch cho vào nồi luộc. Khi chín vớt ra cho bớt nóng rồi lọc lấy thịt nạc. Dùng luôn phần nước luộc lươn vừa xong đem nấu cháo để tăng vị ngọt tự nhiên.
-
Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ đợi lúc cháo chín cho khoai vào nấu thêm 10 phút nữa.
-
Bước 3: Bắc chảo lên bếp phi hành thơm rồi cho thịt lươn đã lọc vào đảo đều, thêm gia vị vừa ăn.
-
Bước 4: Cho phần thịt lươn vừa chế biến vào nồi cháo nấu thêm vài phút nữa cho các nguyên liệu hòa quyện, múc ra bát cho bé ăn.
>>Xem thêm: 3 Cách Nấu Tôm Cho Bé Ăn Dặm Đậm Vị Ngon Mê Ly
Cháo yến mạch và táo

Trong cháo có yến mạch chứa canxi rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Táo là một bổ sung thú vị giúp mang lại hương vị mới lạ cho món cháo yến mạch, đồng thời cũng bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho bé.
Nguyên liệu: 1/2 quả táo, 2 muỗng canh yến mạch
Cách làm:
-
Táo cắt nhỏ tùy theo lực nhai của bé.
-
Cho yến mạch vào nồi nước, nấu sôi để yến mạch nở ra.
-
Trút táo cắt nhỏ vào, nấu mềm.
-
Nếu bé chỉ mới tập ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn táo sau khi đã nấu xong.
Với các món cháo cho bé, mẹ không chỉ cần chú ý đến nguyên liệu mà còn cần để ý đến cách nấu nướng. Mẹ hãy chú ý đến hàm lượng chất béo và vitamin để cải thiện cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết đã góp phần giúp mẹ nấu được các món cháo thơm ngon cho con khỏe mạnh tăng cân. Chúc các mẹ thành công!